Trang chủ Tin Du Lịch Khám phá vương quốc của loài rắn tại Trại rắn Đồng Tâm...

Khám phá vương quốc của loài rắn tại Trại rắn Đồng Tâm – Tiền Giang

0
63



Trại Rắn Đồng Tâm là địa điểm tham quan hấp dẫn tại Tiền Giang. Nơi đây, được mệnh danh là bảo tàng rắn lớn nhất Việt Nam với hơn 400 loài rắn độc và không độc, được nuôi dưỡng và khai thác với rất nhiều loài cá thể.



Trại rắn Đồng Tâm – Tiền Giang là nơi được mệnh danh là trại rắn lớn nhất Việt Nam. Ngày nay, khi du lịch Tiền Giang đến với những ngôi chợ nổi, những vườn trái cây trĩu quả đã trở nên quá quen thuộc. Thế nên, nếu du khách muốn tìm kiếm sự mới mẻ và độc đáo thì trại rắn là nơi mà du khách không nên bỏ lỡ. Ngay bây giờ, hãy cùng Du Lịch Việt khám phá về các loài rắn có mặt tại đây nhé.



Khám phá vương quốc của loài rắn tại Trại rắn Đồng Tâm – Tiền Giang


Tham quan Trại rắn Đồng Tâm – Trại rắn lớn nhất tại Việt Nam


Đôi nét về Trại rắn Đồng Tâm – Tiền Giang


Trại rắn Đồng Tâm được thành lập với hai mục đích chính: Lấy nọc rắn sản xuất huyết thanh và trồng các loại cây dược liệu. Khi đến thăm trại rắn, du khách du lich Tien Giang không chỉ được chiêm ngưỡng các loài rắn mà còn có cơ hội tìm hiểu về những cây thuốc nam quý giá, đang được lưu trữ và nhân giống để phục vụ việc chữa bệnh.

Nếu đến thăm trại rắn vào thời điểm thích hợp, du khách còn có cơ hội quan sát sự sinh sản tự nhiên của các loài rắn. Ngoài ra, trại rắn còn sở hữu bảo tàng rắn duy nhất ở Việt Nam và đã được xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam. Với hơn 50 mẫu rắn các loại trong đó có nhiều loài quý hiếm được trưng bày tại bảo tàng.
Giờ mở cửa: Từ 07:00 – 17:00.
Giá vé tham khảo:



  • Giá vé người lớn: 30.000 VNĐ/vé.

  • Giá vé Trẻ em ( từ 6-12 tuổi): 20.000 VNĐ/vé (Trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được miễn phí).

Địa chỉ: Ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.


Lịch sử hình thành Trại rắn Đồng Tâm – Tiền Giang


Trại rắn Đồng Tâm hay còn gọi là trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu Cục Hậu cần Quân khu 9. Được thành lập vào ngày 27 tháng 10 năm 1977 theo sáng kiến của cố đại tá Trần Văn Dược. Ông sinh năm 1929 và mất năm 1988, được người dân gọi thân thương là Thầy Tư Dược. Cố đại tá Dược là một người có kiến thức uyên thâm, hiểu biết sâu sắc và đam mê các loài rắn. Ông mong muốn xây dựng một trại rắn đa dạng, vừa lấy huyết thanh kháng nọc rắn và vừa góp phần xuất khẩu nọc rắn.

Tại trại rắn Đồng Tâm – Tiền Giang có các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu khoa học về các loài rắn, bảo tồn nguồn gen của các cây thuốc quý hiếm, sản xuất thuốc y học dân tộc, cấp cứu và điều trị rắn cắn cho quân và dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong hơn 30 năm qua, trại rắn này đã đạt được nhiều thành tích trong phục vụ quốc phòng và nhân dân.


Trại rắn Đồng Tâm có gì?


Trại rắn Đồng Tâm hiện nay có 3 khu nuôi rắn, trăn và 13 khu nuôi các loài động vật khác, với tổng diện tích khoảng 30 héc ta. Các khu nuôi động vật bao gồm:

Khu hồ nước: Khu này có một hồ nước sâu khoảng 30-40 cm xung quanh được xây tường cao ngang ngực người lớn có cửa ra vào. Giữa hồ là một tiểu đảo trồng cây thấp. Tại đây, du khách đi tour Tiền Giang có cơ hội được thấy các loài rắn như rắn lục mỏ dọ, rắn lục đuôi đỏ, rắn ri cá. Cỏ mọc um tùm trên tiểu đảo là nơi trú ẩn của cóc, nhái, ễnh ương – nguồn thức ăn cho rắn. Phía trên tiểu đảo có mấy chòm cây cao gần ngang tường hồ. Trên chòm lá có những con rắn bò chen chúc nhau. Các chuyên gia đã tính toán cẩn thận để rắn không thể phóng vượt qua tường gây nguy hiểm cho khách tham quan.



Khu hồ nước với vô số các loài rắn


Khu nuôi rắn độc: Khu này được che chắn cẩn thận, vì tại đây có nuôi các loài rắn độc như rắn hổ mang chúa, rắn cạp nong cạp nia, rắn hổ mây.



  • Để nuôi được loài rắn dữ này cần kinh nghiệm và cẩn thận. Người nuôi phải nhẹ nhàng, chậm rãi khi mở cửa chuồng để rắn không tấn công.

  • Người chăm sóc rắn phải thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.

  • Trung tâm có vài trăm con rắn hổ chúa, mỗi con nặng khoảng 6kg, dài 3-4m, ăn 1,5kg thức ăn/lần. Thức ăn của rắn hổ chúa là rắn khác, cóc, nhái, chuột. Mỗi tuần cho rắn ăn 2 lần.

  • Trong mùa nắng, trung tâm phải trữ thức ăn trong tủ đông để rắn ăn dần.

Khu nuôi trăn: Khu này có những chiếc lồng sắt lớn, mỗi lồng nuôi một con trăn. Du khách đi tour du lịch Tiền Giang có thể tận mắt nhìn thấy những con trăn dài đến vài mét. Trăn là loài ăn tạp, nên khi nuôi trong chuồng, nhân viên thường cho chúng ăn thức ăn dễ kiếm như gà, vịt, chim cút non, thịt heo, bò, dê, cheo mễn, thỏ, chuột,…

Khu nuôi các loài động vật khác có các loài động vật như vượn, cá sấu, cầy mực, gấu, đà điểu,…Các loài động vật nuôi nhốt ở đây được chăm sóc tốt, giúp cho trại rắn Đồng Tâm thêm đa dạng và phong phú.

Vườn thuốc nam: Là một trong những nơi lưu giữ và phát triển các loài cây thuốc quý hiếm, có giá trị cao trong y học cổ truyền. Các loài cây thuốc nơi đây đã đáp ứng được nhu cầu ứng dụng cây thuốc phục vụ trong đời sống nhân dân trong vùng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của nền y học cổ truyền Việt Nam.

Trại rắn Đồng Tâm là một điểm du lịch Tiền Giang hấp dẫn và độc đáo. Mặc dù mang tên là trại rắn nhưng nơi đây không chỉ nuôi và bảo tồn rắn mà còn có nhiều hoạt động khác. Nhờ diện tích rộng lớn mà Trại rắn Đồng Tâm được chia thành nhiều khu vực, bao gồm khu nuôi rắn, khu nuôi trăn và các loài động vật hoang dã khác, khu trồng cây thuốc, khu khám chữa trị rắn cắn,…Với những thông tin trên của Công ty du lịch mong rằng sẽ giúp du khách hiểu thêm về các loại rắn tại đây