Trang chủ Tin Du Lịch Vẻ đẹp ngày lễ dâng hương tại Chùa Bái Đính vào dịp...

Vẻ đẹp ngày lễ dâng hương tại Chùa Bái Đính vào dịp tết Canh Tý 2020

0
498

Chùa Bái Đính thuộc khu Bái Đính – Tràng An, tỉnh Ninh Bình, vùng đất gắn liền với các triều đại phong kiến của Việt Nam, từ thời nhà Đinh, Tiền Lê đến nhà Lý. Trở thành địa điểm tâm linh thu hút đông đảo du khách ghé thăm, nhất là du lịch tết Canh Tý 2010 đến Chùa Bái Đính bạn còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngày lễ dâng hương đặc biệt.

Theo tập quán người Việt, đi lễ chùa dịp đầu năm mới cầu may ắt sẽ linh nghiệm. Vì thế, thời điểm thích hợp để khách du lịch đổ về Chùa Bái Đính thường là mùa xuân. Nơi đây tổ chức lễ hội kéo dài từ đầu tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch.

Tiết trời lúc này tại Chua Bai Dinh khá mát mẻ, trong lành nên mở ra cơ hội cho bản tận hưởng trọn vẹn bầu không khí xuân tràn ngập. Cũng như hòa mình vào ngày lễ dâng hương trang trọng.

 

Vẻ đẹp ngày lễ dâng hương tại Chùa Bái Đính

 

 

 

Không khí ngày lễ dâng hương tại Chùa Bái Đính dịp tết

Đã thành thông lệ, ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm là khi hội Chùa Bái Đính được khai mạc, khởi đầu chuỗi các hoạt động mùa xuân tại tỉnh Ninh Bình. Nhằm mục đích bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa, thiên nhiên, hướng đến Chân – Thiện – Mỹ trong giá trị tâm linh truyền thống.

Cứ mỗi năm, Chùa Bái Đính lại trang trí thật đẹp, thể hiện tính trang nghiêm để đón du khách thập phương về hành lễ. Ngày lễ dâng hương sẽ diễn ra bao gồm hai phần:

+ Phần lễ: Tiến hành các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ đến công đức của Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế Thần Cao Sơn, chầu Thánh Mẫu Thượng Ngàn.

Bắt đầu buổi lễ là nghi thức rước kiệu, ở đó mang bài vị Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn, cùng với Bà chúa Thượng Ngàn di chuyển từ khu chùa cổ, đi ra đến khu chùa mới và tiếp tục phần hội về sau.

+ Phần hội: Tổ chức những hoạt động đặc trưng văn hóa tâm linh. Tour du lịch Chùa Bái Đính du khách sẽ được xem rước kiệu, viết thư pháp, vãn cảnh chùa, tham gia nhiều trò chơi dân gian, thưởng thức nghệ thuật hát chèo, ca trù, xẩm tại mảnh đất cố đô xưa…

 

 

 

Nhiều hoạt động được tổ chức đúng mùa lễ hội Chùa Bái Đính

Trong bầu không khí xuân, được nghe những câu hò điệu ví, cùng âm thanh quen thuộc từ nhạc cụ dân tộc, hay chìm đắm vào các tiết mục trình diễn nghệ thuật đặc sắc ngay tại chốn tâm linh, bạn sẽ có được trải nghiệm thật ý nghĩa.

Khách du lịch Chùa Bái Đính, cùng đại biểu, tăng ni chùa còn được tham gia vào nghi lễ thả chim phóng sinh ngày lễ dâng hương, cầu nguyện quốc thái dân an, thời tiết mưa thuận gió hòa, đất nước được phồn vinh, nhân dân ấm no.

 

Đến Chùa Bái Đính tham quan những địa điểm nào?

 

Chùa Bái Đính tọa lạc ở cửa ngõ phía Tây của khu di tích cố đô Hoa Lư với tổng diện tích 539 ha. Trong đó, 27ha gìn giữ khu Chùa Bái Đính cổ, còn lại là phân khu chùa mới (80ha), cùng các học viện Phật giáo, công viên văn hóa, hồ phóng sinh, nơi đón tiếp, bãi đỗ xe…

 

 

 

Khu chùa Bái Đính mới

Vào những ngày lễ hội, chùa thường rất đông du khách đến thăm, bầu không khí trở nên vô cùng nhộn nhịp, đông đúc. Du lich Chua Bai Dinh theo đó bạn có thể ghim lại một số địa điểm tham quan nổi bật như:

 

– Khu Chùa Bái Đính mới

 

+ Cổng Tam quan: Nơi bố trí hai bức tượng Hộ pháp (gồm ông thiện và ông ác) được đúc bằng chất liệu đồng, chiều cao 5.5m, và 8 pho tượng Kim Cương. Tại hành lang La Hán, 234 gian nối liền hai đầu Tam Quan, tổng chiều dài lên đến 1.052m.

+ Tháp chuông: Ngay con đường lối dẫn lên chùa, bạn sẽ bắt gặp tháp chuông được xây dựng 3 tầng, có 24 mái, bên trong là quả chuông đồng khổng lồ, nặng 36 tấn.

+ Điện Tam Thế: Nằm trên khu đồi cao 76m so với mặt nước biển. Điện Tam Thế của Chùa Bái Đính có 3 pho tượng Tam Thế Phật (đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai). Chúng được làm bằng đồng, cao 7.2m, nặng 50 tấn.

 

 

 

Chùa Bái Đính cổ vẫn được lưu giữ vẹn nguyên

+ Điện Quan Âm: Nơi đây đặt pho tượng Phật bà, đúc từ chất liệu đồng, cao 9.57m, nặng 80 tấn. Điện Quan Âm tổng cổng có 7 gian, chính giữa là bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát có nghìn mắt nghìn tay.

+ Điện Pháp Chủ: Thiết kế gồm 5 gian, ở khu giữa của Điện Pháp Chủ đặt pho tượng Phật Pháp Chủ bằng đồng nặng 100 tấn, cao 10m. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của 3 bức hoành phi, cửa võng.

Toàn bộ các pho tượng Tam Thế Phật, Phật bà hay tượng Phật Pháp Chủ, cùng 3 bức hoành phi, cửa võng đều được công nhận là lớn nhất Việt Nam.

 

–  Khu Chùa Bái Đính cổ

 

Để tour Chùa Bái Đính dịp lễ Canh Tý 2020 của bạn trở nên trọn vẹn, ý nghĩa, đừng bỏ qua khu chùa cổ. Chỉ cách khoảng 800m về phía Nam Điện Tam Thế của khu chùa mới, Chùa Bái Đính cổ nằm gần đỉnh rừng núi rất yên tĩnh.

Ở đó bao gồm một nhà tiền đường nằm chính giữa, phía bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ Thần Cao Sơn nơi sát cuối phía cửa sau. Vị trí đền thờ Thánh Nguyễn cùng động tối thờ các vị mẫu, tiên ở phía bên trái.

Vẻ đẹp ngày lễ dâng hương tại Chùa Bái Đính dịp lễ Canh Tý 2020 đã thực sự hấp dẫn đối với bạn hay chưa? Đừng ngần ngại, hãy lên kế hoạch du xuân về chốn tâm linh cùng với Du Lịch Việt bạn nhé!